Phiên chợ mùa xuân( Chợ Tình Khâu Vai) , chỉ họp một ngày duy nhất trong năm . Diễn ra vào ngày 27/03 Âm lịch, tại xã Khâu Vai, huyện Mèo Vạc tỉnh Hà Giang. Phiên chợ ngày xuân vui tươi, tình tứ . Chứa đựng nhiều nét văn hóa đặc sắc của các dân tộc vùng cao nguyên đá. Ngày xuân hãy cùng A Táo khám phá phiên chợ đắc sắc này nhé
Truyền thuyết kể rằng:
Trên địa bàn xã Khâu Vai ngày nay có nhiều dân tộc như Nùng, Giáy, Mông cùng sinh sống . Một gia đình nông dân nghèo người Nùng có ba người con trai đang độ tuổi thanh niên. Người con thứ ba tên là Chàng Ba, đẹp trai, tuấn tú, khỏe mạnh, lại chăm chỉ. Chàng có giọng hát hay, tiếng sáo làm say đắm lòng người, khiến bao cô gái phải xiêu lòng. Ngày ấy, ở nhà tộc trưởng người Giáy, có Nàng Út xinh đẹp hơn người, càng lớn vẻ đẹp của nàng càng rạng rỡ. Nàng có giọng hát trong trẻo khiến bao chàng trai nhớ mong.

Qua tiếng sáo, tiếng hát, những lời giao duyên dưới ánh trăng, Chàng Ba và Nàng Út đã đem lòng yêu nhau, nhưng gia đình Nàng Út không đồng ý vì chê Chàng Ba nhà nghèo. Dòng họ và những thế lực phong kiến lại cấm đoán vì chàng và nàng không cùng dân tộc, không cùng con ma, không cùng phong tục tập quán, trai người Nùng không thể lấy gái người Giáy làm vợ. Và ngược lại người con gái Giáy không được phép lấy con trai người Nùng làm chồng.

XEM THÊM: DU XUÂN TRÊN CAO NGUYÊN ĐÁ HÀ GIANG
Mâu thuẫn lên đỉnh điểm
Sự cấm đoán ấy không ngăn cản được tình yêu của họ, Chàng Ba và Nàng Út đã bỏ bản, hẹn trốn lên đèo Mây để gặp nhau, nhưng trong lòng họ vẫn mang nặng tập tục là khi chưa tổ chức cưới, làm lễ nhập ma nhà nhau thì không được sống chung với nhau dưới một mái nhà. Vì thế , hai người đã dựng hai túp lều ở hai bên khe đồi cách chừng vài bước chân, để mỗi buổi sáng họ lại được nhìn thấy nhau, đêm đêm lại say sưa trong men yêu với những câu hát, bài ca.

Trước mối tình của Chàng Ba và Nàng Út. Gia đình họ tộc dân bản bên nhà gái cho rằng, Chàng Ba đã phá lệ bản. Bắt Nàng Út theo chàng bỏ lên núi. Nên hai dân tộc nảy sinh mâu thuẫn gây ra đổ máu. Thấy vậy. Chàng Ba và Nàng Út quyết định chia tay nhau về bản hẹn kiếp sau thành vợ thành chồng. Khi chia tay họ đã hẹn ước hàng năm cứ đến ngày 27 tháng 3. lại lên Đèo Mây sửa lại túp lều, cùng nhau ca hát giao duyên, tâm sự về cuộc sống một năm vừa qua.
Sự tưởng nhớ
Năm tháng trôi qua, hai người tuổi đã già, vào ngày 27 tháng 3, họ lại đến với nhau tâm sự ôm nhau rồi cùng nhau đi vào cõi vĩnh hằng. Cảm động trước mối tình của đôi trai gái người dân đã dựng hai ngôi miếu thờ là Miếu Ông và Miếu Bà, chợ tình Khâu Vai tại chính nơi họ mất để tưởng nhớ.

Xưa kia, đến chợ tình Khâu Vai hầu như mọi người không mua bán gì. Chợ là nơi để những đôi nam nữ yêu nhau nhưng lỡ dở không đến được với nhau. họ hẹn hò nhau, tìm đến nhau mỗi năm một lần. Những người bạn tình tìm đến nhau với tình xưa nghĩa cũ. Họ chia nhau chén rượu thề, thả hồn vào những câu hát giao duyên. cùng nhau tâm sự chia sẻ thổ lộ tình cảm của mình. Hết ngày họ lại về, hẹn sang năm gặp lại nhau.

Theo phong tục của đồng bào nơi đây. Trong ngày và đêm diễn ra chợ tình, vợ chồng không ai được ghen ai. Mỗi người đều có quyền đi tìm bạn tình yêu xưa cũ của mình. Họ đến chợ thắp hương Miếu Ông và Miếu Bà. Sau đó mời nhau chén rượu ngô thơm nồng. Cùng nhau hát những bài ca giao duyên xen lẫn những tiếng khèn lá, tiếng sáo,tiếng cười nói,… Tạo nên một không gian chứa chan tình yêu và niềm vui.

Từ bao đời nay:
Cứ đến độ xuân về những chàng trai cô gái mong đợi đến ngày diễn ra chợ tình Khâu Vai. Họ nóng lòng gặp lại người tình xưa cũ để được tâm sự giao duyên. Họ trao cho nhau những lời yêu thương sau một năm sau cách và hẹn nhau sang năm gặp lại. Hãy cùng A Táo trải nghiệm và khám phá về những lễ hội, những phong tục tập quán đậm đà bản sắc vùng cao nguyên đá nhé!